Theo đó, số lượng người dùng thực hiện thanh toán bằng các hình thức như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và ví điện tử AirPay ngày càng tăng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ, "Năm 2020 đã đem lại nhiều thay đổi đáng kể trong cách chúng ta sống, làm việc và mua sắm trực tuyến. Trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, chúng tôi cũng nhận thấy người dùng dần tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán số bởi tính tiện ích và an toàn. Chính phủ cũng đang đẩy mạnh nỗ lực để khuyến khích động thái này. Tương tự, Shopee tiếp tục cung cấp các hình thức tùy chọn thanh toán phi tiền mặt, bao gồm ví điện tử AirPay để kịp thời đáp ứng những thay đổi về nhu cầu của người dùng".
Thông qua xu hướng mua hàng trực tuyến của người dùng trên nền tảng của mình, Shopee đưa ra 3 nhận định về các hình thức thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam:
1. Thanh toán không tiền mặt trở nên phổ biến ở nhóm người dùng lớn tuổi: 80% tổng số giao dịch mua sắm sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt được thực hiện bởi người dùng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34. Tuy nhiên, nhóm người dùng lớn tuổi cũng bắt đầu sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt khi mua sắm trực tuyến.
Shopee ghi nhận số lượng giao dịch qua ví AirPay của người dùng trên 50 tuổi tăng 15%. Người dùng lớn tuổi thường khó thích nghi với hình thức thanh toán số hóa, chính vì vậy xu hướng phổ biến này đã cho thấy ưu điểm về tính tiện lợi, dễ sử dụng của ví điện tử AirPay cũng như sự tin tưởng của người dùng đối với ứng dụng này.
2. Người dùng nữ giới sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt nhiều hơn nam giới: Người dùng nữ giới ngày càng đánh giá cao tính tiện lợi và bảo mật của các hình thức thanh toán không tiền mặt. Trong năm qua, tốc độ tăng trưởng trong việc áp dụng thanh toán không tiền mặt ở người dùng nữ giới cao hơn 30% so với nam giới.
3. Thanh toán không tiền mặt phổ biến ở các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế là các thành phố có tỷ lệ người dùng sử dụng thanh toán không tiền mặt cao nhất. Các thành phố lớn, được xem là nhân tố chính của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thường có khả năng kết nối tốt hơn và cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin phát triển hơn so với các khu vực khác. Vì vậy, người dân sinh sống tại các thành phố này cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với điện thoại thông minh hơn, qua đó nhanh chóng áp dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt.