Tại thị trường thế giới, ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam) ngày 24/6, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:
Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 8): 38,16 USD/thùng - giảm 275 cent.
Giá dầu Brent (giao tháng 8): 40,36 USD/thùng - giảm 296 cent.
Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 11): 28.170 JPY/thùng - giảm mạnh 1580 JPY so với phiên ngày hôm qua.
Giá dầu giảm vào thứ Tư (24/6), khi số hàng tồn kho tăng cao kỉ lục trước nỗi lo về một làn sóng Covid-19 thứ hai có thể quay trở lại sẽ đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế trên toàn cầu.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm thứ Tư (24/6) cho thấy trong tuần kết thúc vào 19/6, kho dự trữ đã tăng 1,4 triệu thùng.
Giá dầu thô Brent đã giảm 2,09 USD/thùng, ước tính khoảng 4,9%, xuống 40,58 USD/thùng, 1 ngày sau khi chạm mức cao nhất kể từ khi đợt giảm giá bắt đầu vào tháng 3.
Giá dầu thô đã tăng từ dưới 16 USD trong tháng 4 nhưng vẫn thấp hơn 1/3 so với mức của nó vào cuối năm 2019.
Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,95 USD/thùng, ước tính khoảng 4,8%, giao dịch ở mức 38,42 USD/thùng.
Một số lượng lớn các trường hợp nhiễm Covid-19 mới tại Mỹ, Trung Quốc, Mỹ Latinh và Ấn Độ đã khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Tại thị trường trong nước, từ chiều ngày 12/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
Xăng E5RON92: tăng 988 đồng/lít;
Xăng RON95-III: tăng 955 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S: tăng 766 đồng/lít;
Dầu hỏa: tăng 853 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 830 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
Xăng E5RON92: không cao hơn 13.390 đồng/lít;
Xăng RON95-III: không cao hơn 14.080 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 11.515 đồng/lít;
Dầu hỏa: không cao hơn 9.610 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.322 đồng/kg.
Mức giá trên chính thức có hiệu lực từ 15h chiều 12/6