Đích đến của doanh nhân thời công nghệ 4.0

Vượt lên mục tiêu thu về những khoản tiền lớn, đằng sau quyết định đầu tư của mỗi doanh nhân còn là yếu tố về chất lượng, trải nghiệm và đặc biệt là giá trị cảm xúc.

Lợi nhuận có phải là đích đến của doanh nhân hay còn lý do nào khác?

Một doanh nhân có tiếng trong làng bất động sản đã từng nói, làm doanh nhân phải có lòng tham bởi tham mới kiếm được tiền. Tất nhiên, tham ở đây không có nghĩa là kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ đoạn. Tham vọng chính là luôn đặt mục tiêu cao, thậm chí vượt giới hạn và nỗ lực hết mình cho mục tiêu đó.

Nhưng doanh nhân này cũng nhấn mạnh, kiếm được tiền là một chuyện, giữ được tiền và có tạo được giá trị từ đồng tiền đó hay không lại là một câu chuyện, một đẳng cấp khác. Vì suy cho cùng, tiền cũng chỉ là công cụ, là phương tiện để con người có thêm hạnh phúc - một trong những đích đến của cuộc sống.

Ông Jamie Han, chủ doanh nghiệp Hàn Quốc vừa đầu tư vào dự án Wyndham Soleil Danang - ngôi nhà đầu tiên của ông tại Việt Nam, cho biết, quyết định này được đưa ra sau khi ông tìm đến dự án và ngay lập tức liên tưởng đến bãi biển Haeundae, nơi được xem là thiên đường biển của xứ sở kim chi.

“Không nghi ngờ gì nữa, đây là nơi mang lại nguồn năng lượng lớn cực kỳ hấp dẫn”, ông Han khẳng định.

Ảnh minh họa

Là một golfer tài năng đồng thời là một doanh nhân, anh Thái Trung Hiếu cũng rất hứng thú với việc đầu tư vào bất động sản, đặc biệt là các dự án nghỉ dưỡng vì anh coi đó là ngôi nhà thứ hai khác biệt hoàn toàn với tổ ấm anh và gia đình đang sống. Anh Hiếu chia sẻ, đó cũng là lý do khiến anh hứng thú với dự án Wyndham Soleil Danang, nơi sắp vận hành chỉ trong thời gian tới.

Gọi là “nuông chiều bản thân” cũng đúng nhưng anh Hiếu cho biết thích cảm giác được nghỉ ngơi, tận hưởng dịch vụ mang đẳng cấp 5 sao ven biển để tránh xa những xô bồ của cuộc sống. Không chỉ đơn thuần là hưởng thụ, những trải nghiệm mang đẳng cấp quốc tế còn là cơ hội để anh mở rộng thế giới quan, là động lực để anh nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp.

Không chỉ anh Hiếu, bất động sản nghỉ dưỡng cũng là một phân khúc đầu tư hấp dẫn đối với rất nhiều người. Là giám đốc tài chính cho một tập đoàn đa ngành, ông Phạm Nghiêm Xuân Bình đánh giá bất động sản nghỉ dưỡng là một sản phẩm đầu tư được ưa chuộng cả trên thế giới. Hiện ông đang đầu tư vào một số dự án ở Nha Trang, Hạ Long và Đà Nẵng.

Tương tự anh Hiếu, bên cạnh yếu tố lợi nhuận thì quyết định xuống tiền đầu tư của ông Bình còn là kết quả của sự cân nhắc nhiều yếu tố. Trong đó, ông nhấn mạnh vị trí của dự án và uy tín của chủ đầu tư. Các dự án ông đầu tư đều là những dự án hướng biển.

Đặc biệt, quyết định đầu tư vào Wyndham Soleil Danang được ông Bình đưa ra sau mối duyên gặp gỡ với ông Nguyễn Kháng Chiến, Chủ tịch PPC An Thịnh. Ông Bình rất ấn tượng với tâm huyết tạo nên những giá trị thật của chủ đầu tư. Đẳng cấp thế giới hội tụ cũng được hình thành khi PPC An Thịnh mượn sức những tên tuổi hàng đầu quốc tế như thương hiệu vận hành khách sạn Wyndham, đơn vị thiết kế AEDAS và đơn vị tư vấn, giám sát và quản lý Artelia.

Được biết, ngoài việc có Wyndham là đơn vị quản lý vận hành, những người sở hữu của các tòa nhà tiếp theo như tòa Nimbus của dự án có thể quyết định tự vận hành căn hộ của hiệu quả nhất, đúng như slogan “Chủ động đầu tư, toàn quyền quyết định”.

Doanh nhân sẽ làm chủ cách mạng công nghiệp 4.0?

Theo Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình: CMCN 4.0 là cơ hội vàng, chìa khóa vạn năng đối với các nước đang phát triển. Nếu tận dụng được, VN sẽ đi tắt đón đầu để bắt kịp, sánh cùng, đi cùng. Ở một số các khâu mà chúng ta có lợi thế thì phải cố gắng tạo sự bứt phá vươn lên.

Có thể kể đến CTCP Tập đoàn FTP, một trong những “kỳ lân” của ngành công nghệ VN đã từng gặt hái được nhiều vinh quang. FPT đã rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh cũng như phát triển kinh doanh kể từ khi ra đời vào năm 1988. Có thời điểm, thương hiệu FPT thậm chí gần như là “thương hiệu quốc gia” về lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) khi đi ra thế giới. Cách đây khoảng 10 năm, nói về máy tính, nói đến CNTT tức là nói đến FPT. Trong một lần trò chuyện với báo giới, ông Hoàng Minh Châu, Phó chủ tịch HĐQT FPT lúc đó, tự tin khẳng định không chỉ là doanh nghiệp đứng đầu VN về CNTT mà sức mạnh cũng như tiềm lực của FPT bằng khoảng 10 doanh nghiệp cùng ngành ngay phía sau cộng lại.

Song, FPT cũng đã trải qua nhiều sóng gió khi ngủ quên trên chiến thắng. Lên sàn chứng khoán, niêm yết, giá cổ phiếu tăng phi mã, nhiều lãnh đạo trở thành triệu phú có lẽ đã khiến những đồng lương, thưởng chỉ còn là một con số nhỏ nhoi trong bảng tổng tài sản cá nhân… Tinh thần chiến đấu của nhiều người FPT đã bị giảm sút; không mạnh dạn đầu tư vào những hướng kinh doanh mới, không quyết tâm mở rộng thị trường, không tin vào việc có thể làm giàu bằng công nghệ, không gắng sức vượt lên trên những khó khăn để giành lấy cơ hội. Tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, bung ra quá nhiều lĩnh vực bỏ quên “hạt nhân” CNTT và viễn thông, biến FPT trở thành một công ty “bán buôn máy móc và thiết bị phụ tùng”.

2 năm trở lại, FPT bắt đầu “bẻ lái” dần lấy lại vị thế thời hoàng kim của mình. Để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, công ty bắt đầu chuyển dịch từ cung cấp dịch vụ CNTT thành tập đoàn cung cấp giải pháp chuyển đổi số. FPT chính thức công bố chiến lược mới với tầm nhìn trong 10 năm tới lọt vào top 50 các công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn cầu. Mục tiêu gần hơn là đến năm 2021 đạt 1 tỉ USD từ dịch vụ công nghệ. Lãnh đạo FPT cho biết, với tốc độ tăng trưởng của khối công nghệ luôn đạt trên 20%/năm như hiện nay, mục tiêu này là hoàn toàn khả thi. Tính trên biên lợi nhuận lĩnh vực này đạt xấp xỉ 13%, riêng khối công nghệ có thể đem lại 3.200 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế cho FPT.

“Trong cuộc cách mạng số, FPT có nhiều lợi thế lột xác để vươn cao và xa hơn nữa. Chúng tôi đã sẵn sàng và tự tin chinh phục đỉnh cao chuyển đổi số, hướng đến tương lai trở thành các công ty hàng đầu về tư vấn chuyển đổi số như Accenture, Deloite DX…”, Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình rất tự tin phát biểu tại đại hội cổ đông diễn ra đầu năm 2019.

Cuộc CMCN 4.0 đang thay đổi toàn diện phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống trên tất cả mọi lĩnh vực. Dựa trên hệ thống kết nối số hóa - vật lý - công nghệ sinh học, trong đó sự đột phá của internet và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt các doanh nghiệp Việt trước những nguy cơ, thách thức như việc tụt hậu về công nghệ, trình độ quản trị chưa đồng đều, nguồn nhân lực còn hạn chế…

FPT, Thế giới di động có thể xem là “ông lớn” tư nhân của VN, song nếu nhìn sang nước Nhật, nhiều công ty nhỏ bé, ít được biết tới của xứ sở này (có doanh thu khoảng vài trăm triệu tới tỉ USD) như Tokyo Electron, Shin Etsu, Lasetec… lại đang nắm giữ vị thế độc tôn trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Nếu so với Facebook, Amazon, Apple, Google… chưa biết đến khi nào chúng ta mới đuổi kịp nếu không thực sự có được sự lột xác, đột phá.

Sẵn sàng đổi mới, đột phá để đi tắt đón đầu, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều tâm tư đối với chính sách phát triển CMCN 4.0. Được biết đến với vai trò là một startup công nghệ thuần Việt hoạt động trong lĩnh vực gọi xe đang gặt hái được nhiều thành công trong thời gian vừa qua với ứng dụng gọi xe "be", Tổng giám đốc Tập đoàn Be Group Trần Thanh Hải kiến nghị: “Thay vì gia công cho người nước ngoài như trước kia thì bây giờ chúng ta phải có những ứng dụng riêng của VN, Be Group đang đầu tư nghiêm túc cho những nguồn lực để phát triển các ứng dụng. 

Hiện nay, nếu cứ chiếu theo khung pháp lý hiện hành thì chúng tôi sẽ bị chậm hơn so với các đối thủ nước ngoài. Cái mà doanh nghiệp rất cần là khung pháp lý. Ngoài ra, điều chúng tôi cần nữa đó là những chính sách hỗ trợ của Chính phủ để thúc đẩy sáng tạo các ứng dụng CNTT, thuế, ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ứng dụng CNTT".


Theo Văn Khương/Tạp chí Kinh tế Chứng khoán