Tựa game Ấn Độ giống PUBG Mobile nhận nhiều đánh giá 1 sao

PABJE, một tựa game bắn súng nhái cách chơi giống games PUBG Mobile đã nhận "bão" 1 sao từ cư dân mạng.

Ngay sau khi game PUBG Mobile bị phía chính phủ Ấn Độ cấm cửa, lượng người dùng Internet đã ngay lập tức chia sẻ một trò chơi có tên PABJE (Player and BattleJung Ends) đã được phát triển bởi một lập trình viên người ấn độ có tên Dipak Kattikar

Tuy nhiên, tựa games này lại có chất lượng đồ họa bị đánh giá thấp hơn, cách điều khiển nhân vật không tối ưu, nhiều lỗi và quảng cáo. Hiện tại, trò chơi đã có hơn 100.000 lượt cài đặt. Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, PABJE đã nhận bão 1 sao từ dân mạng kèm những lời chê bai, một số bình luận còn sử dụng ngôn từ khiếm nhã, phản cảm để nói về trò chơi.

Tựa games PABJE của Ấn Độ nhận bão 1 sao từ dân mạng trong và ngoài nước. Ảnh: internet.

“Tôi đã bị trầm cảm sau khi chơi game này”, “Đúng là trò hề”, “Trash game” (game rác) là một trong rất nhiều bình luận của PABJE xuất hiện Google Play. Hiện số 1 sao dành cho PABJE đã cao hơn gấp đôi lượng đánh giá 5 sao. Sau ngày 2/9, đa số bình luận chê bai PABJE xuất hiện, đó cũng là thời điểm games PUBG Mobile bị chính phủ Ấn Độ cấm cửa.

Dẫu vậy, vẫn có nhiều động viên nhà phát triển tựa games này: “Bạn đã nỗ lực rồi. Đừng cho bão 1 sao nữa” hay “Game này sẽ đẹp hơn trong tương lai”. Dẫu vậy, người dân Ấn Độ vẫn có nhiều lựa chọn chất lượng thay thế PUBG Mobile như Call of Duty: Mobile hay Free Fire.

Đồ họa của game PABJE bị đánh giá thấp hơn so với PUBG Mobile. Ảnh: internet.

Thời điểm trước đó vào ngày 2/9, hớn 100 ứng dụng Trung Quốc đã bị Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho vào danh sách cấm. Danh sách xuất hiện một số game phổ biến như PUBG Mobile, PUBG Mobile Lite hay Rules of Survival, các dịch vụ như Alipay, Baidu và 2 công cụ mạng riêng ảo (VPN) dùng để truy cập TikTok - ứng dụng đã bị cấm vào 29/6.

Do đó, trước khi hơn 100 ứng dụng trên bị cấm, phía chính quyền Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm 59 ứng dụng từ Trung Quốc, gồm những cái tên phổ biến như TikTok và WeChat với lý do “đảm bảo an ninh quốc gia”. Ngay sau khi TikTok bị cấm, một ứng dụng có tên LitLot do Ấn Độ phát triển được dân mạng tìm thấy với tính năng, tên gọi dễ gây liên tưởng đến TikTok.

Theo Công Luận