Những tư thế cầm vô lăng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn

Tư thế cầm vô lăng sai sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người ngồi trong ô tô cũng như những phương tiện xung quanh.

Ngồi quá gần vô lăng

Thông thường, túi khí an toàn sẽ bung ra khi xảy ra va chạm giữa hai xe. Chính vì thế, điều này cũng khá nguy hiểm nếu người lái ngồi quá gần vô lăng. Ở mỗi túi khí đều có chứa khí nitơ, khi gặp sự cố, khí nitơ nóng sẽ gây áp lực đẩy nắp vô lăng để giảm bớt thương tích.

Đánh lái bằng một tay

Tuyệt đối không nên lái bằng một tay hay bỏ cả hai tay khi đang cầm vô lăng, chỉ trừ trường hợp một tay dùng để thay đổi cần số hay đã mỏi suốt chặng đường dài. Do nếu làm vậy nhiều lần sẽ trở thành thói quan xấu, khiến người lái dễ chủ quan và có thể không kịp phản ứng trước những tình huống bất ngờ.

Đánh chéo tay khi vào cua

Khi vào cua, vị trí tay sẽ bị đánh chéo và lúc này tay của tài xế sẽ đưa lên cao. Tư thế cầm vô lăng này rất nguy hiểm, và có thể gây thương tích nặng cho tài xế nếu có sự cố gây bung túi khí, lực của túi sẽ khiến tay tài xế chịu tổn thương. Không những thế, khi tay ở trạng thái bắt chéo sẽ khiến tài xế dễ kéo vô lăng ở hướng xe muốn rẽ, tài xế có thể đánh lái được một góc lớn chỉ trong thời gian ngắn. Đối với những xe có vô lăng nặng thì lực ở tay được tận dụng nhiều hơn. Tuy vậy, tư thế cầm vô lăng như vậy sẽ khiến người lái mất thời gian để di chuyển tay và dễ mất kiểm soát xe khi có sự cố.

Ảnh minh họa 

Cầm vô lăng ở vị trí 10h và 2h

Đối với những dòng xe ô tô đời mới hiện nay thì vị trí đặt tay này không còn phù hợp. Cũng tương tự như tình huống tay bắt chéo khi ôm cua, khi cầm vô lăng ở vị trí 10h và 2h tay của tài xế đặt quá cao khi điều khiển vô lăng sẽ tăng khả năng gặp thương tích, nếu túi hơi bung.

Những cách cầm vô lăng đúng và an toàn

Ảnh minh họa 

Cầm vô lăng bằng hai tay

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc nên cầm vô lăng ra sao để có thể điều khiển ô tô tốt nhất, đặt đặt tay như thế nào?… Thế nhưng không ai có thể không đề cập đến việc phải điều khiển vô lăng bằng cả hai tay.

Thay vì nắm giữ ở phía trong thì nên nắm giữ sườn ngoài của vô lăng. Thao tác này sẽ giúp người lái kiểm soát dễ dàng vô lăng và phản ứng tốt hơn khi có sự cố. Quan trọng không kém, cầm vô lăng như vậy sẽ giúp người lái thả lỏng được vai và tay một cách tự nhiên, giảm bót được sự mệt mỏi nếu lái xe liên tục trong thời gian dài.

Cầm vô lăng ở vị trí từ 7 – 9 giờ và 5 – 3 giờ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tài xế sẽ lái xe đạt hiệu quả tốt nhất khi áp dụng vị trí tay trái nằm trong khoảng từ 7 – 9 giờ và tay phải ở khoảng 5 – 3 giờ. Để tay ở vị trí thấp tài xế sẽ hạn chế đánh tay lái quá trớn khiến xe ô tô quay tròn, trượt dài và lật khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Thêm vào đó, nếu trong trường hợp va chạm, tay sẽ giảm thương tích khi lực rất lớn từ túi khí bung ra, nhất là ở các loại xe vô lăng có thiết kế trang bị túi khí.

Ngồi cách vô lăng 25cm

Ghế lái nên được đặt hơi ngửa ra, chân thoải mái di chuyển ở các bàn đạp và khoảng cách giữa vô lăng và ngực người lái là 25cm. Sẽ khá khó khăn nếu lần đầu thử cầm vô lăng theo cách mới nhưng lâu dần thói quen này sẽ giúp tài xế an tâm hơn khi lái xe suốt đoạn đường dài.


Theo Gia Đình Việt Nam