Trong đó, NOS, Vodafone và Altice – ba nhà mạng thống trị thị trường viễn thông Bồ Đào Nha – đều quyết định không sử dụng thiết bị Huawei trong các hệ thống trọng yếu của mạng 5G, bao gồm máy chủ, gateway (nối ghép hai loại giao thức khác nhau), bộ định tuyến (router).
Đến thời điểm hiện tại, chính phủ Bồ Đào Nha không công bố lập trường chính thức trước vấn đề này. Dù vậy, Bộ trưởng Hạ tầng Pedro Nuno Santos trả lời Reuters rằng họ không có định kiến gì đối với bất kỳ một nhà sản xuất nào. Chính phủ Bồ Đào Nha thành lập một nhóm đánh giá nguy cơ và vấn đề an ninh mạng liên quan tới 5G . Nhóm đã hoàn thành công việc của mình và không đưa ra kết luận chống lại nhà cung ứng nào.
Do đó, mạng lõi di động vô cùng quan trọng vì chúng sử dụng phần mềm tinh vi, xử lý thông tin nhạy cảm như dữ liệu cá nhân của người dùng. Người phát ngôn của hãng viễn thông NOS xác nhận không dùng thiết bị Huawei trong mạng lõi và sẽ chọn “đối tác tốt nhất” cho mỗi linh kiện trong mạng. Còn theo phát ngôn viên Vodafone Bồ Đào Nha, do công ty mẹ Vodafone tuyên bố không sử dụng Huawei, họ cũng không phải ngoại lệ. Vodafone Bồ Đào Nha đang chuẩn bị mạng 5G với đối tác lâu năm Ericsson.
Đặc biệt, CEO Altice Bồ Đào Nha Alexandre Fonseca công bố lập trường tương tự vào đầu tháng 3 và đến nay không thay đổi. Không một hãng nào giải thích lý do không chọn Huawei. Dù vậy, có khả năng họ vẫn sử dụng công nghệ Huawei trong các bộ phận khác của mạng 5G. Ngoài ra, Reuters cho rằng quyết định của ba nhà mạng phần nào hỗ trợ chính phủ Bồ Đào Nha trong vấn đề Huawei. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Bồ Đào Nha, trong khi Mỹ cũng là đồng minh quan trọng.
Mới đây, Ủy ban Châu Âu hối thúc các nước thành viên hành động khẩn cấp để đa dạng hóa nhà cung ứng 5G, động thái được cho là nhằm rút gọn sự hiện diện của Huawei tại đây. Chiến lược của EU bao gồm giảm lệ thuộc vào một nhà cung ứng duy nhất. Huawei đang cạnh tranh với Nokia và Ericsson.
Dự kiến, Bồ Đào Nha lùi lịch đấu giá băng tần 5G đến tháng 10 do dịch Covid-19.