Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, lần đầu tiên Việt Nam và toàn thế giới chứng kiến một tình trạng hết sức khó khăn, do ảnh hưởng bởi đại dịch. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, tài chính vi mô vì sức va đập của đại dịch càng mạnh hơn.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không ít, nhất là với xuất, nhập khẩu đang bị ảnh hưởng bởi các thị trường thế giới đóng cửa vì dịch.
Dịch bệnh cũng đã tác động đến chính sách tiền tệ của các nước và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, các may mắn của chúng ta là đã kiểm soát được dịch.
Tín dụng cả nước trong 4 tháng đầu năm nay chỉ tăng 1.2%, do nhu cầu vốn của khách hàng tăng chậm, nhất là vốn trung, dài hạn khó tăng. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 không biết khi nào kết thúc và chúng ta cũng không loại trừ được liệu dịch có tái diễn.
Chính phủ Việt Nam cũng đã sớm đưa ra các giải pháp và các gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người dân như: 62.000 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ người dân; gói 16.000 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ doanh nghiệp chi, trả lương cho cán bộ nhân viên, lãi suất 0%.
Ngành ngân hàng sớm vào cuộc chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp khi ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ và giảm lãi, giảm phí cho khách hàng, nhất là với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất điều hành. Cụ thể, lần thứ nhất lãi suất điều hành giảm trong tháng 2/2020 và lần thứ 3 là đầu tháng 5/2020.
Không chỉ giảm lãi suất điều hành, ngành ngân hàng đã ra sức tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng, nhất là với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đến nay, ngành ngân hàng đã tái cơ cấu cho hơn 1 triệu tỷ đồng cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch.
Mục tiêu tín dụng 2020 ngành ngân hàng đưa ra đầu năm nay ở mức 14%, nhưng ở thời điểm đó chưa xảy ra dịch Covid-19. Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh xảy ra và dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, song hoạt động của doanh nghiệp còn khó khăn.
Vì thế, nguồn vốn tín dụng đưa ra nền kinh tế cũng phải kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp có nguồn lực cũng cố hoạt động nên không loại trừ việc NHNN nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng trong năm nay khi xét thấy nhu cầu cần thiết.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Tú cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất luôn đòi hỏi đi kèm với đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng. Hay nói cách khác vốn tín dụng phải đến tận tất cả các loại hình doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, tránh nợ xấu gia tăng.
"Chính sách tiền tệ tiếp tục điều hành ổn định, linh hoạt tỷ giá và nỗ lực giảm dần lãi suất. Nhưng để ổn định kinh tế vĩ mô thì phải ổn định được đồng tiền của Việt Nam nên đòi hỏi sự linh hoạt động trong điều hành rút tiền về và đưa tiền ra.