Cẩm nang đầu tư: Tất tay vào vàng, gửi tiết kiệm hay kinh doanh BĐS?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh do đại dịch COVID-19, thị chứng khoán lao dốc, bất động sản đóng băng, vàng lúc lên lúc xuống thì "đầu tư vào gì lúc này vừa an toàn, lại sinh lời cao?" là câu một hỏi không dễ để trả lời.

Giới chuyên gia khuyên các nhà đầu tư thời điểm này cần tỉnh táo lựa chọn kênh có mức độ rủi ro ít nhất, tính thanh khoản cao và tuyệt đối không nên "bỏ trứng vào 1 giỏ".

Vàng

Vàng vốn được xem là "vịnh tránh bão", kênh tích trữ an toàn. Nhất là trong thời kỳ khó khăn như hiện nay, nhiều người tìm đến vàng để đầu tư.

Nhiều ngày gần đây, giá vàng liên tục tăng cho thấy đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư khi trong mùa dịch. Cùng với xu hướng vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục tăng với mức tăng gần 12% tính từ ngày 1/4 cho tới thời điểm hiện tại.

cam nang dau tu tat tay vao vang gui tiet kiem hay kinh doanh bds
 Vàng vốn được xem là "vịnh tránh bão", kênh tích trữ an toàn

Do đó, với vàng các nhà đầu tư tốt nhất nên đầu tư dài hạn trên 1 năm và tránh lướt sóng do giá vàng thế giới và trong nước có sự chênh lệch lớn đặc biệt khi thị trường biến động mạnh. Hơn nữa, vàng có tính thanh khoản không thua kém tiền mặt.Nhiều chuyên gia cho biết, vàng là tài sản trú ẩn và có tính thanh khoản cao khi kinh tế bất ổn. Song giá vàng hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu, rất khó để xác định "giá trị thực" nên khá rủi ro với nhà đầu tư chọn sai thời điểm mua vào.

Khi đại dịch ảnh hưởng tiêu cực, các Chính phủ bơm tiền và dùng các chính sách nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Thậm chí nhiều Chính phủ sẽ phát tiền, chi phiếu cho mỗi người dân. Nhưng mặt trái của những động thái này là tổng nợ Chính phủ và nợ hộ gia đình trên thế giới ngày càng phình to, dẫn đến các ngân hàng phải mua vàng vào để cân đối.

Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam nhận định nếu về phương diện đầu tư an toàn vàng vẫn đứng đầu trong các kênh đầu tư.

Gửi tiết kiệm

Ngoài vàng, gửi tiết kiệm được nhiều người lựa chọn để tạm cất giữ tiền khi chưa tìm được phương án đầu tư hiệu quả tiếp theo. Đây là kênh đầu tư an toàn cho các khoản tiền nhàn rỗi, đặc biệt là người không am hiểu tài chính.

cam nang dau tu tat tay vao vang gui tiet kiem hay kinh doanh bds
Một trong những kênh đầu tư an toàn khác là gửi tiền tiết kiệm

Tuy nhiên, trong năm 2020, kênh tiết kiệm có độ tăng trưởng chậm khi huy động vốn của hệ thống ngân hàng chỉ tăng trưởng 1,85% trong 5 tháng đầu năm 2020, thấp hơn nhiều mức tăng trưởng huy động vốn 7,2% trong 6 tháng đầu năm 2019.

Gửi tiết kiệm ngân hàng thường chỉ được coi là kênh bảo toàn vốn, do đó khó mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn cho nhà đầu tư. Điều này dẫn đến tâm lý "kệ" cho tiền "ngủ đông".

Trong thời điểm hiện nay, lãi suất tiết kiệm cũng đang có xu hướng giảm do kinh tế ngày càng suy yếu. Do vậy, lựa chọn vàng hay gửi tiết kiệm đều chưa phải là "cửa sáng" cho nhà đầu tư hiện nay. Thay vì chọn gửi tiết kiệm, xu hướng nhà đầu tư đang có sự dịch chuyển dần từ việc tiết kiệm sang các kênh khác như chứng khoán, trái phiếu hay vàng để có lợi nhuận cao hơn.

Bất động sản

Trong 5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, giao dịch bất động sản có xu hướng giảm nhiệt nhanh. Đặc biệt, với làn sóng bùng nổ dịch thứ 2 trên khắp thế giới và gây ảnh hưởng xấu tới nhiều quốc gia. Việt Nam tuy đã chống dịch hiệu quả nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Tuy phải chịu ảnh hưởng đáng kể của dịch bệnh, khiến thanh khoản toàn thị trường sụt giảm. Nhưng nếu nhìn một cách tổng thể, tiềm năng sinh lời trên thị trường này vẫn còn.

Dù còn những ý kiến trái chiều nhưng bất động sản vẫn được đánh giá là có triển vọng sinh lời hơn cả bởi nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là ở các thành phố lớn.

Tuy vậy để đổ vốn mạnh mẽ vào thị trường bất động sản thì thời gian hiện tại có thể vẫn chưa phải là giai đoạn thích hợp, ông Ngọc nhận định.

Chứng khoán

cam nang dau tu tat tay vao vang gui tiet kiem hay kinh doanh bds
Năm nay xuất hiện lượng lớn các nhà đầu tư mới trên TTCK

Biến động bất thường của năm 2020 đã tạo ra rủi ro lớn cho nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, nhưng cũng có một bộ phận doanh nghiệp được hưởng lợi lớn từ các chính sách kích cầu kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công, xuất khẩu sản phẩm y tế khi nhu cầu tăng mạnh… Vì vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, tạo ra các cơ hội đầu tư tốt cho nhà đầu tư dài hạn.

Cổ phiếu với thanh khoản thị trường trong giai đoạn tháng 4 và 5 đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2019, các chỉ số chứng khoán đã có sự hồi phục mạnh mẽ từ vùng 650 điểm lên mức hơn 900 điểm trong khoảng thời gian từ 01/04 đến 10/06.

Đối với nhà đầu tư ngắn hạn thì việc thị trường chứng khoán giảm mạnh trong quý 1 năm 2020 đã tạo ra nhiều cơ hội mua cổ phiếu giá rẻ, rất nhiều cổ phiếu bluechip đã giảm về mức giá thấp chưa từng có trong 2 năm trở lại đây. Thực tế trong giai đoạn thị trường hồi phục trong quý 2 đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương vẫn kiên trì với các chính sách hỗ trợ kinh tế và thị trường tài chính thì năm 2020 vẫn có thể là 1 năm có nhiều cơ hội đối với các nhà đầu tư theo chiến lược linh hoạt.

Các ngành kinh tế hưởng lợi từ các chính sách kích thích kinh tế của Chính Phủ (như xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành vật liệu xây dựng, khai khoáng…), các ngành hưởng lợi từ dịch chuyển dòng vốn FDI (ngành bất động sản khu công nghiệp, hạ tầng, logistic…), các ngành hưởng lợi khi nhu cầu sử dụng sản phẩm y tế gia tăng vì dịch bệnh (ngành dược phẩm, thiết bị y tế…).

Ngoài cổ phiếu, trái phiếu đạt mức huy động vốn khá cao khi 5 tháng đầu năm giá trị phát hành trái phiếu đạt mức hơn 91.000 tỷ đồng, vượt mức 89.000 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2019 (đây là mức cao khi 6 tháng đầu năm 2019 đã tăng trưởng hơn 130% so với tháng tháng đầu năm 2018).

cam nang dau tu tat tay vao vang gui tiet kiem hay kinh doanh bds
Trái phiếu cũng là một kênh đầu tư an toàn với mức độ huy động vốn cao

Ngoài cổ phiếu, trái phiếu đạt mức huy động vốn khá cao khi 5 tháng đầu năm giá trị phát hành trái phiếu đạt mức hơn 91.000 tỷ đồng, vượt mức 89.000 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2019 (đây là mức cao khi 6 tháng đầu năm 2019 đã tăng trưởng hơn 130% so với tháng tháng đầu năm 2018).

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam