Kể từ tháng 1, cuộc sống của Emily, 31 tuổi đã thay đổi đáng kể khi một chứng bệnh bí ẩn khiến cô không thể nói được trong 2 tháng.
2 tuần trước khi mất giọng, Emily phải chịu những cơn đau đầu không dứt, tông giọng cô trầm hẳn xuống. Các đồng nghiệp nhận thấy cô phát âm chậm dần rồi bất ngờ bị đột quỵ khi đang giao tiếp với mọi người.
Khi được đưa tới bệnh viện, Emily mất giọng hoàn toàn. Sau khi thực hiện một số xét nghiệm, các bác sĩ xác nhận rằng không hề đột quỵ và cho rằng việc mất giọng của cô có thể do chấn thương sọ não.
Sau 3 tuần nằm viện, Emily Egan vẫn không thể nói và chỉ dựa vào ngôn ngữ ký hiệu cơ bản cùng một ứng dụng nhắn tin trên điện thoại để giao tiếp.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ thần kinh khuyến khích Emily đi nghỉ ở Thái Lan để thư giãn nhiều nhất có thể. Chỉ sau vài ngày nghỉ ngơi ở Thái Lan cùng bạn đời Bradleigh, cô đã bắt đầu nói trở lại.
“Tôi là một cô gái Essex bình thường. Giọng của tôi cao, âm vực mạnh và thực dễ nhận biết khi có ai đó gọi đến. Trong kì nghỉ, tôi bắt đầu phát ra âm thanh như một người điếc đang cố nói chuyện. Bác sĩ cho rằng các dây thần kinh đã bắt đầu mở khi cơ thể tôi hoàn toàn thư giãn. Khi tôi ở nhà, tôi phát ra những tiếng như ngoại ngữ” – Emily chia sẻ.
Emily đã bị sốc khi thấy giọng mình có ngữ âm kiểu Đông Âu, nhưng thậm chí còn hơn thế khi cô nhận thấy rằng đôi khi giọng của cô sẽ chuyển sang sang tiếng Ba Lan, tiếng Ý, tiếng Pháp. Mặc dù không biết lý do tại sao điều này xảy ra nhưng Emily cảm nhận được nó có liên quan đến việc cô ấy mệt mỏi như thế nào. Vào tháng 3/2020, cô được chẩn đoán mắc 1 bệnh hiếm là Hội chứng Giọng nước ngoài.
“Tôi rất mừng khi giọng nói của tôi bắt đầu trở lại nhưng tôi không nhận ra những âm thanh phát ra từ chính miệng mình. Nó không phải là tôi” – Emily chia sẻ.
Kể từ được chẩn đoán mắc Hội chứng Giọng nước ngoài, Emily đã gặp một nhà trị liệu ngôn ngữ nhưng cô vẫn chưa nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong lời nói của mình. Các bác sĩ nói rằng ngữ âm mới sẽ theo cô lâu dài, thậm chí có thể mãi mãi. Emily cũng đối mặt với việc bị phân biệt đối xử từ những người nghĩ rằng cô là người nhập cư. Emily cũng phải nghỉ làm vì căng thẳng.
“Tôi chỉ mới 31 tuổi, tôi bị sốc khi cuộc sống của mình thay đổi chóng mặt chỉ trong vài tháng. Tôi phải học cách chấp nhận và sống chung với ngữ âm mới” – Emily nói.
Trường hợp của Emily giống với trường hợp của Michelle Myers, một phụ nữ ở Arizona, người không bao giờ đi nước ngoài nhưng một ngày tỉnh dậy, cô có thể nói tiếng Anh, Ailen, Úc sau khi trải qua những cơn đau đầu dữ dội. Cô cũng được chẩn đoán mắc Hội chứng Giọng nước ngoài.