Cụ thể hơn các nhà cổ sinh vật học trong quá trình đào giếng ở thành phố San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires khoảng 180km về phía Bắc đã phát hiện một phần nhỏ hóa thạch của loài ếch này nằm sâu 44m dưới lòng đất.
"Chúng ta biết rất ít về cóc và ếch thời tiền sử. Cóc và ếch rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu và môi trường, điều này khiến chúng trở thành một nguồn quan trọng để hiểu biết về khí hậu trong quá khứ" - Federico Agnolin nhà nghiên cứu làm việc tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên ở Argentina, nói.
Hóa thạch này cũng được Agnolin cho biết bao gồm một phần xương cánh tay rất nhỏ của một loài lưỡng cư nhỏ, khác biệt hoàn toàn so với loài ếch cây và ếch sừng.
Mặc dù kích thước nhỏ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn xác định được hóa thạch này là của ếch có tên khoa học là Anura bởi xương tay và khuỷu tay của chúng có cấu tạo rất đặc biệt tạo nên sự nhanh nhẹn ở loài ếch.
Việc phát hiện ra một sinh vật lưỡng cư mới từ cuối kỷ Pliocene đến đầu kỷ Pleistocene sẽ có ý nghĩa lớn đối với ngành cổ sinh vật học Argentina.
Chuyên gia này cũng khẳng định rằng việc phát hiện ra một sinh vật lưỡng cư mới từ cuối kỷ Pliocene đến đầu kỷ Pleistocene có ý nghĩa to lớn với ngành cổ sinh vật học Argentina.