2 trở ngại khiến người tiêu dùng còn phân vân khi mua hàng trực tuyến.

Nhiều người tiêu dùng muốn nhận hàng và kiểm tra xem có đúng với quảng cáo của doanh nghiệp hay không rồi mới trả tiền. Vì vậy, dù là giao dịch trực tuyến nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 90%.

Theo thống kê, tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhất là sau khi dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn.

Nhiều người tiêu dùng muốn nhận hàng và kiểm tra xem có đúng với quảng cáo của doanh nghiệp hay không rồi mới trả tiền. Vì vậy, dù là giao dịch trực tuyến nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 90%.
Nhiều người tiêu dùng muốn nhận hàng và kiểm tra xem có đúng với quảng cáo của doanh nghiệp hay không rồi mới trả tiền. Vì vậy, dù là giao dịch trực tuyến nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 90%.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số, cho rằng có 2 trở ngại khiến người tiêu dùng vẫn còn phân vân khi mua hàng trực tuyến. Đó là sản phẩm kém chất lượng và giá cả không trung thực khiến người tiêu dùng dù mua hàng trực tuyến nhưng vẫn muốn thanh toán bằng tiền mặt.

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng muốn nhận hàng và kiểm tra xem có đúng với quảng cáo của doanh nghiệp hay không rồi mới trả tiền. Vì vậy, dù là giao dịch trực tuyến nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 90%.

Ông Anh thông tin, mỗi năm có khoảng 7.000 khiếu nại nói chung của khách hàng, khoảng 2.000 khiếu nại liên quan đến thương mại điện tử . Tuy nhiên, những khiếu nại đó hầu hết xảy ra đã lâu nên khi gửi đến cơ quan nhà nước thì rất thiếu cơ chế để xử lý.

Trong khi đó nhận định về tương lai số của ngành bán lẻ Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, hiện nay là thời đại bùng nổ về internet và thương mại điện tử, chuyển đổi số chính là mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt các doanh nghiệp vào một cuộc đua sinh tử.

Nếu chậm chân và không kịp chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của mình trong tương lại. Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng tạo thêm sức ép buộc các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đều phải chuyển mình. Bởi đây là một trong những ngành nghề chịu tổn thất nặng nề về doanh thu, chưa kể nhiều tác động tiêu cực khác, bà Loan nhấn mạnh.

Bàn về giải pháp để người mua hàng sẵn sàng cho việc thanh toán online, không dùng tiền mặt, theo ông Hoàng Quốc Quyền - Giám đốc đối ngoại cấp cao của Tiki miền Bắc cho biết, cần kiên quyết kiểm tra, xử lý những sàn thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc.

Cùng đó có chế tài và biện pháp mạnh mẽ để tạo niềm tin cho người mua sắm và thanh toán online. Các ngân hàng, cổng thanh toán và nhà mạng cần tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân khi thanh toán online; đồng thời, tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.

Theo Nhà báo và Công luận